Trang chủ - Hỏi đáp - Bài hôm nay | Thành viên - Đăng ký - Lịch | |
#1
|
|||
|
|||
SD100 lưu hình vào thẻ nhớ
SD100 lưu hình vào thẻ nhớ Panasonic HDC-SD100 tuy nhỏ gọn nhưng hội tụ đầy đủ tính năng và các phụ kiện đi kèm như giá đỡ, ống ngắm, vòng chỉnh ống kính như một máy quay chuyên dụng. Máy không được trang bị ổ cứng mà lưu hình ảnh vào thẻ nhớ. Panasonic HDC-SD100 dáng nhỏ gọn. Ảnh: Letsgodigital. Trước đây, khi các hãng khác đều đã chuyển sang dùng bộ cảm biến hình ảnh CMOS cho các máy quay, như JVC với GZ-HD10 và GZ-HD40, thì Panasonic vẫn có xu hướng sử dụng cảm biến CCD. Nhưng đến nay, hãng này đã quyết định thay đổi công nghệ và cho ra HDC-SD100. Thay vì sử dụng một hệ thống cảm CMOS lớn thay cho 3 cảm biến CCD như thường thấy ở các hãng khác, Panasonic lại dùng đến tận 3 bộ cảm biến CMOS, còn được gọi là 3MOS. Bộ 3 cảm biến CMOS trong hệ thống 3MOS của HDC-SD100 có kích thước chỉ 1/6 inch, tương đương với ống kính CCD ở các dòng máy trước đó như HDC-SD9. Ngoài ra, mỗi cảm biến chỉ có độ phân giải là 610.000 pixel, do đó các kênh màu không thể đạt được độ phân giải chất lượng HD như trong các máy quay chuyên nghiệp sử dụng 3 chip xử lý. Tuy nhiên, thay vào đó, Panasonic lại kết hợp công nghệ 3MOS với bộ xử lý thuật toán hình ảnh HD Crystal Engine nên hình ảnh có độ nét cao. Một đặc điểm nữa của chiếc máy này là hình ảnh thu được sẽ chỉ lưu vào thẻ nhớ. Tính năng trên gợi nhớ đến dòng máy HS10 - cũng không có ổ cứng. SD100 có 4 chế độ quay: HA, HG, HX và HE. Trong đó, HA cho chât lượng hình ảnh Full HD với độ phân giải 1,920 x 1,080. Khi quay với chế độ HE thì độ phân giải chỉ còn 1,440 x 1,080. Tốc độ truyền dữ liệu thay đổi từ 17 Mb/giây với HA đến 6 Mb/giây cho HE. Với thẻ nhớ SDHC dung lượng 8 GB, nếu sử dụng chế độ tốt nhất là HA thì có thể quay trong vòng một tiếng; còn nếu sử dụng chế độ HE thì có thể quay trong 3 giờ. Panasonic dùng đến tận 3 bộ cảm biến CMOS, còn được gọi là 3MOS trong chiếc SD100. Ảnh: Cnet. Xét về mặt tính năng, HDC-SD100 còn vượt trội hơn hẳn so với hai dòng máy HF10 và HF100 của Canon nổi tiếng với việc sử dụng định dạng nén video cho độ nét cao AVCHD. HDC-SD100 có nhiều tính năng mà không dòng máy Canon nào có được. Nó kết hợp sử dụng định dạng AVCHD với ống ngắm và màn hình LCD. Ngoài ra Panasonic HDC-SD100 còn có vòng chỉnh ống kính (lens ring) - một tính năng rất hiếm. Tuy nhiên, chiếc máy này cũng có nhiều nhược điểm. HDC-SD100 có ống ngắm cố định nên gây bất tiện khi sử dụng. Đồng thời cần điều khiển lại đặt dưới màn hình LCD gây chút ít khó khăn. Khi thử nghiệm thấy SD100 rất nhanh. Chỉ cần bấm vào nút Cam Func sẽ có ngay một menu nhỏ cho bạn lựa chọn độ cân bằng sáng, tốc độ màn trập và khẩu độ. Vòng ống kính dùng đề lựa chọn các chức năng. Ngoài ra, nó còn dùng để điều chỉnh hay thay đổi các lựa chọn cài đặt của máy. Người dùng có thể chọn chuyển giữa tốc độ màn trập từ 1/50 đến 1/8000 và khẩu độ từ F1.6 đến F1.8. Nhìn chung vòng chỉnh ống kính rất nhạy và dễ sử dụng và khiến HDC-SD100 trở thành dòng máy quay AVCHD có hệ thống điều khiển dễ sử dụng nhất. Ngoài những nút điều khiển cơ bản còn có các nút chỉnh chức năng ổn định hình ảnh quang và PRE-REC. Nút điều khiển cuối cùng dùng để chỉnh chế độ quay tự động thông minh (Intelligent Auto), bao gồm chỉnh cảnh quay như chụp cận cảnh, hay chuyển sang chế độ tương phản thông minh Intelligent Contrast và chụp ánh sáng yếu Low Light khi cần. Những chế độ còn lại chỉ có thể sử dụng thông qua cần điều khiển và menu. Hoạt động của máy quay này được xếp vào loại khá tốt và hình ảnh sắc nét hơn dòng HDC-SD9. Rõ ràng là một bộ cảm biến CMOS lớn hơn hẳn 3 bộ cảm biến nhỏ. Do sử dụng định dạng AVCHD nên SD100 có tính tương thích khá cao với các phụ kiện như USB 2.0, Adobe với phiên bản mới nhất Premiere Elements. Tuy nhiên, SD100 lại không có cổng HDMI nên cần cài một chiếc adapter mới có thể nối với TV có độ phân giải cao HD. SD100 có bộ sạc pin riêng cho phép người dùng sạc điện khi cần thiết. Ngay dưới màn hình LCD, dọc theo cổng cắm 2 chiều AV và ổ cắm micro còn có thêm một cổng kết nối tín hiệu tuần tự. Chiếc máy này được bán tại Việt Nam với giá khoảng 16 triệu đồng. Theo Số hóa |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|