Trang chủ - Hỏi đáp - Bài hôm nay | Thành viên - Đăng ký - Lịch | |
Tìm Kiếm | Bài hôm nay | Đánh dấu là đã đọc |
|
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
Từ siêu thị máy tính đến siêu thị "mô-bai"
http://images3.us.tintucvietnam.com/...mobilemart.jpg Cuộc chơi của các nhà kinh doanh sản phẩm công nghệ cao đang ngày càng tiến đến việc hình thành những siêu thị mua sắm khổng lồ. Xuất phát từ bước đi chập chững của những Blue Sky, Computer Mart, Nguyễn Hoàng Computer... đến nay đã có thêm những siêu thị chuyên doanh ĐTDĐ mà chỉ riêng trong tuần qua đã có hai siêu thị ra đời. Người mua ngày càng được cưng chiều hơn và người bán phải chịu thương chịu khó nhiều hơn. Siêu thị máy tính Vào cuối thập niên 1990, dân Hà thành nghe nói đến việc ra đời một siêu thị máy tính đã là một điều khá lạ lẫm. Thời đó, máy tính chủ yếu được sử dụng ở các công ty nước ngoài và cơ quan nhà nước, các gia đình vẫn còn ngần ngại sử dụng máy tính. Siêu thị máy tính Blue Sky đã ra đời trong hoàn cảnh như thế ở Hà Nội - một điểm mua bán tập trung các thiết bị công nghệ thông tin. Tên tuổi Blue Sky gắn liền với Công ty máy tính Nhật Quang và đại gia đình CMC Group ngày nay. Sau đó vài năm, ở phía Nam bắt đầu xuất hiện lác đác các điểm mua bán tập trung máy tính - phụ kiện các loại. Khởi đầu phong trào này là siêu thị máy tính Computer Mart tọa lạc trên đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM. Sau đó sự ra đời của siêu thị máy tính Nguyễn Hoàng trên đường Nguyễn Văn Cừ với một diện tích đáng nể: 2.400m2 vào năm trước được xem như một cuộc cách mạng trong mua bán thiết bị máy tính ở Việt Nam. Siêu thị “môbai” Cách đây hai năm, có lẽ không có nhà tỉ phú (tiền Việt) nào dám bỏ ra hàng tỉ đồng để đầu tư loại hình siêu thị chỉ bán ĐTDĐ. Thông thường người ta chỉ “giặm” thêm cửa hàng bán ĐTDĐ bên trong các trung tâm mua sắm. Vì thời đó dưới bóng “cây đề” Đông Nam, chẳng ai dám mở trung tâm mua sắm ĐTDĐ để cạnh tranh với cả ngàn đại lý “phủ sóng” toàn quốc bán điện thoại Nokia và Samsung. Thời may đã đến, Đông Nam “rời sàn đấu” và các công ty “đàn em” lại án binh bất động nên cơ hội chuyển vào tay người khác. Phát Tiến Mobimart - một thương hiệu được hình thành cùng với sự ra đời của siêu thị chuyên doanh ĐTDĐ đầu tiên trên đường Ba Tháng Hai, Q.10, TP.HCM. Với số vốn đầu tư 3 tỉ đồng, Mobimart đã có một chút tiếng nói trong làng bán buôn ĐTDĐ. Bên trong Mobimart có đầy đủ các hoạt động mua bán - bảo trì - tư vấn với mô hình 3S (sale - service - sparepart: bán hàng, dịch vụ hậu mãi và không gian rộng rãi). Kế hoạch mở rộng bờ cõi của Công ty Phát Tiến bao gồm bốn Mobimart ở TP.HCM và một Mobimart ở Đồng Nai. Tuần qua họ đã khai trương Mobimart thứ hai trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.HCM. Đồng thời công ty sẽ kết hợp với ACCS (tập đoàn chuyên bảo hành điện thoại di động của Singapore) tại VN tổ chức trạm bảo hành cho nhiều nhãn hiệu ĐTDĐ trong hệ thống các Mobimart. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự ra đời trong tháng tư của ba siêu thị ĐTDĐ khác trên đường Hoàng Văn Thụ và Nguyễn Huệ. Ông Huỳnh Thoại Thương - Giám đốc Công ty Viễn thông A, chủ đầu tư siêu thị Fone Mart, 415 Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình - cho biết: “Chúng tôi bán ĐTDĐ đã nhiều năm và nhận thấy khách hàng thường có nhu cầu mua sắm tại những địa chỉ bán hàng tin cậy. Chúng tôi muốn xây dựng hình ảnh siêu thị Fone Mart - nơi khách hàng có thể chọn lựa nhiều nhãn hiệu ĐTDĐ, bảo đảm chất lượng, chăm sóc khách hàng chu đáo và luôn phát triển nhiều dịch vụ tiện nghi”. Cửa hàng ủy nhiệm sẽ chết? Vào thời điểm 1999-2000, các hãng ĐTDĐ đua nhau gây dựng mạng lưới cửa hàng chuyên bán sản phẩm của một nhãn hiệu. Nokia, Siemens, Samsung… đua nhau bỏ tiền đầu tư vào các cửa hàng nằm ở vị trí đẹp, mặt bằng rộng rãi. Lúc đó các đại lý ĐTDĐ lên hương, nếu có được mặt bằng đẹp sẽ được nhà sản xuất rót cả chục ngàn đôla để treo bảng hiệu, làm quảng cáo, thiết kế nội thất…. Một chuyên gia trong ngành viễn thông nhận xét: “Hãng nào nắm được mạng lưới đại lý diện rộng sẽ nắm được thị phần lớn nhất. Đây cũng là một phần trong việc xây dựng hình ảnh sản phẩm - thương hiệu của các hãng ĐTDĐ. Cửa hàng nào bán doanh số cao, quảng cáo mạnh cho hàng chính hãng sẽ được thưởng những chuyến du lịch nước ngoài + tiền thưởng”. Người ta dự báo sự chết yểu của mô hình cửa hàng ủy nhiệm khi các siêu thị ĐTDĐ liên tiếp ra đời. Nhưng thực tế không hẳn như vậy, theo nhận định của các nhà sản xuất thì cả hai hình thức này sẽ song song tồn tại. Ông Nguyễn Văn Đạo, phó tổng giám đốc Công ty Samsung Vina, cho biết: “Chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì việc xây dựng mô hình các cửa hàng chuyên bán sản phẩm Samsung (SPP). Giai đoạn 1, Samsung đã tổ chức được khoảng 200 cửa hàng thuộc loại lớn và chuẩn bị cho giai đoạn 2 với các cửa hàng ở mức trung bình. Sắp tới Samsung sẽ mở một loạt trạm bảo hành ĐTDĐ nhằm tạo sự tiện lợi cho khách hàng”. Theo Tuổi Trẻ Thông tin từ www.tintucvietnam.com |
#2
|
|||
|
|||
Bài viết rất là hay nhưng ko biết có bao nhiêu anh em ở trong forum này đã vào siêu thị trên đường 3-2 rồi,khi đọc báo thì mình có cảm tưởng đây sẽ là nơi hội tụ nhiều máy và linh kiện để mình lựa nhưng khi mình vào rồi thì thật là thất vọng đó. Mình thấy máy móc đâu co được nhiều đâu mà lại gọi là Siêu Thịi chứ ( Dùng từ ko có đùng một chút nào cả). |
#3
|
|||
|
|||
Siêu thị vẫn chỉ mang dáng dấp của một Showroom diện tích rộng + phòng bảo hành!
|
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|