lobimex
20-08-2012, 03:43 PM
Từ sự “phớt lờ” của nhà mạng…
Ngày 14/9/2009, anh Lê Văn Đài, chủ cửa hàng kinh doanh sim, thẻ ĐTDĐ 208 phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội đã có đơn khiếu nại gửi tới Phòng Kinh doanh Công ty VinaPhone. Trong đơn, anh Đài kêu cứu: “Tôi là đại lý tại Hà Nội. Khoảng tháng 2/2007 tôi có nhập một lô hàng 5.000 sim Vina của Bưu điện Trung tâm 4. Tôi bán hàng từ đó đến nay còn tồn lại hơn 10 bộ sim, trong đó có hai số thuê bao là 0915.313233 (seri sim: 89840200020103342332) và 0945389889 (seri sim: 89840200085000898611). Hiện tại sim gốc (hai số thuê bao này-PV) vẫn còn ở cửa hàng nhưng qua kiểm tra tôi thấy đã có người khác đang sử dụng trái phép. Vậy tôi viết đơn này kính mong quý cơ quan xem xét và trả lại số về sim gốc cho tôi, để lấy lại sự công bằng và lòng tin với khách hàng đã, đang và sắp sử dụng mạng ĐTDĐ VinaPhone”. Hiện anh Đài chưa nhận được câu trả lời của VinaPhone.
Anh Đài cho biết thêm, anh mới phát hiện ra việc bị mất số 0945.38.9889 cách đây khoảng 20 ngày. Qua tìm hiểu thì biết được sim của anh đã bị Bưu điện Hà Nội ngắt số từ 1/8/2007 và người đang sử dụng số thuê bao này là cô Chi, trú tại 811 đường Giải Phóng, Hà Nội công tác tại Phòng Kinh doanh Công ty Dịch vụ Viễn thông Hà Nội. Như vậy, có thể việc sử dụng trái phép số thuê bao 0945.389889 đã được hơn hai năm. “Khi gọi điện hỏi thì cô Chi thách thức tôi rằng: “Đây là số anh Giám đốc Công ty Điện thoại Hà Nội 1 cho tôi và tôi thích lấy số nào thì lấy vì anh chưa kích hoạt, gây lãng phí tài nguyên kho số”. Vậy điều này là đúng hay sai?”, anh Đài bức xúc nói.
Cách đây hơn 2 tháng, anh Đài phát hiện ra số 0915.313233 của anh đã bị Bưu điện Bắc Ninh ngắt vào ngày 2/6/2008. Ngay sau đó anh đã gửi đơn khiếu nại tới Công ty Dịch vụ Viễn thông Hà Nội. Đại diện công ty cho biết sẽ trả lời khiếu nại của anh nhưng đến nay cũng chưa thấy hồi âm.
...đến lời cảnh báo đối với các chủ thuê bao số đẹp
Một câu hỏi đặt ra là trong khi sim gốc anh Đài vẫn giữ trong tay mà lại có người khác sử dụng mất số thuê bao? Lý giải về cách thức đánh cắp số ĐTDĐ, anh Đài cho biết, việc “trượt” (đánh cắp) một số thuê bao nào đó vào một sim trắng rất dễ thực hiện. Đối với mạng VinaPhone, một nhân viên kỹ thuật của một Bưu điện tỉnh, TP (các đơn vị Bưu điện này đóng vai trò như đại lý của VinaPhone) ngồi trước máy tính có nối mạng quản lý của VinaPhone là có thể kích hoạt số thuê bao rồi “trượt” vào chiếc sim trắng người này cầm trong tay, thế là có thể cắm chiếc sim này vào máy ĐTDĐ để sử dụng. Đối với những mạng di động khác, các đại lý cấp 1 đều có thể làm được việc “trượt” số đẹp vào một chiếc sim trắng nào đó.
Những số ĐTDĐ đẹp hiện có giá mua bán, trao đổi hàng triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng. Vì thế rất dễ bị đánh cắp, nếu lơ là. Ngoài hai số ĐTDĐ đẹp mạng VinaPhone nêu trên, anh Đài cũng bị cướp mất khá nhiều số đẹp mạng MobiFone. “Một lần, có một khách hàng tới giao bán một sim số đẹp Vina cho tôi. Sau khi xem, tôi phát hiện ra đây chính là số thuê bao mà mình đang là chủ sở hữu hợp pháp. Tôi vội lấy lý do để hẹn người này hôm sau quay lại. Theo lời hẹn, khi người này quay lại thì tôi bí mật báo công an phường tới lập biên bản. Sau đó, Bưu điện HB, nơi có nhân viên đã thực hiện hành vi “trượt” số, đã tới tận cửa hàng để xin lỗi và trả lại số thuê bao đó cho tôi”, anh Đài kể.
Theo lời anh Đài, mạng Viettel cũng bị nhiều trường hợp tương tự. Trước đây đã từng xảy ra một vụ đánh cắp số đẹp, tới mức nhà khai thác di động này phải lấy một số ĐTDĐ có dãy số 88336699 để đền cho đại lý thì đại lý mới chịu, thôi không khiếu nại nữa.
Một số chủ đại lý sim, thẻ ĐTDĐ phàn nàn, tình trạng mất số đẹp đã từng xảy ra khá nhiều. Đặc biệt, có những trường hợp chủ thuê bao sử dụng dịch vụ trả trước và không đăng ký đúng thông tin nên khi bị đánh cắp số thuê bao đã không có bằng chứng chứng minh đấy là số của mình và đành “ngậm đắng nuốt cay”.
theo itcnew.vn
Để thực hiện việc “trượt” số đẹp vào một sim mới, chỉ có nhân viên kỹ thuật của các Bưu điện tỉnh, TP (đối với VinaPhone) hoặc nhân viên kỹ thuật của các đại lý cấp một (với những mạng khác) mới có thể làm được. Cách thức rất đơn giản là chỉ cần kích hoạt số thuê bao đẹp rồi cài đặt vào sim trắng, ngay sau đó sim gốc của số thuê bao này sẽ không còn tác dụng. Các sim chưa kích hoạt (thường là của các đại lý sim, thẻ ĐTDĐ) và cả những sim còn thời hạn nghe gọi nhưng vì lý do nào đó như đi công tác nước ngoài... mà để vài tháng không sử dụng đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của hành vi “trượt” số đẹp.
Ngày 14/9/2009, anh Lê Văn Đài, chủ cửa hàng kinh doanh sim, thẻ ĐTDĐ 208 phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội đã có đơn khiếu nại gửi tới Phòng Kinh doanh Công ty VinaPhone. Trong đơn, anh Đài kêu cứu: “Tôi là đại lý tại Hà Nội. Khoảng tháng 2/2007 tôi có nhập một lô hàng 5.000 sim Vina của Bưu điện Trung tâm 4. Tôi bán hàng từ đó đến nay còn tồn lại hơn 10 bộ sim, trong đó có hai số thuê bao là 0915.313233 (seri sim: 89840200020103342332) và 0945389889 (seri sim: 89840200085000898611). Hiện tại sim gốc (hai số thuê bao này-PV) vẫn còn ở cửa hàng nhưng qua kiểm tra tôi thấy đã có người khác đang sử dụng trái phép. Vậy tôi viết đơn này kính mong quý cơ quan xem xét và trả lại số về sim gốc cho tôi, để lấy lại sự công bằng và lòng tin với khách hàng đã, đang và sắp sử dụng mạng ĐTDĐ VinaPhone”. Hiện anh Đài chưa nhận được câu trả lời của VinaPhone.
Anh Đài cho biết thêm, anh mới phát hiện ra việc bị mất số 0945.38.9889 cách đây khoảng 20 ngày. Qua tìm hiểu thì biết được sim của anh đã bị Bưu điện Hà Nội ngắt số từ 1/8/2007 và người đang sử dụng số thuê bao này là cô Chi, trú tại 811 đường Giải Phóng, Hà Nội công tác tại Phòng Kinh doanh Công ty Dịch vụ Viễn thông Hà Nội. Như vậy, có thể việc sử dụng trái phép số thuê bao 0945.389889 đã được hơn hai năm. “Khi gọi điện hỏi thì cô Chi thách thức tôi rằng: “Đây là số anh Giám đốc Công ty Điện thoại Hà Nội 1 cho tôi và tôi thích lấy số nào thì lấy vì anh chưa kích hoạt, gây lãng phí tài nguyên kho số”. Vậy điều này là đúng hay sai?”, anh Đài bức xúc nói.
Cách đây hơn 2 tháng, anh Đài phát hiện ra số 0915.313233 của anh đã bị Bưu điện Bắc Ninh ngắt vào ngày 2/6/2008. Ngay sau đó anh đã gửi đơn khiếu nại tới Công ty Dịch vụ Viễn thông Hà Nội. Đại diện công ty cho biết sẽ trả lời khiếu nại của anh nhưng đến nay cũng chưa thấy hồi âm.
...đến lời cảnh báo đối với các chủ thuê bao số đẹp
Một câu hỏi đặt ra là trong khi sim gốc anh Đài vẫn giữ trong tay mà lại có người khác sử dụng mất số thuê bao? Lý giải về cách thức đánh cắp số ĐTDĐ, anh Đài cho biết, việc “trượt” (đánh cắp) một số thuê bao nào đó vào một sim trắng rất dễ thực hiện. Đối với mạng VinaPhone, một nhân viên kỹ thuật của một Bưu điện tỉnh, TP (các đơn vị Bưu điện này đóng vai trò như đại lý của VinaPhone) ngồi trước máy tính có nối mạng quản lý của VinaPhone là có thể kích hoạt số thuê bao rồi “trượt” vào chiếc sim trắng người này cầm trong tay, thế là có thể cắm chiếc sim này vào máy ĐTDĐ để sử dụng. Đối với những mạng di động khác, các đại lý cấp 1 đều có thể làm được việc “trượt” số đẹp vào một chiếc sim trắng nào đó.
Những số ĐTDĐ đẹp hiện có giá mua bán, trao đổi hàng triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng. Vì thế rất dễ bị đánh cắp, nếu lơ là. Ngoài hai số ĐTDĐ đẹp mạng VinaPhone nêu trên, anh Đài cũng bị cướp mất khá nhiều số đẹp mạng MobiFone. “Một lần, có một khách hàng tới giao bán một sim số đẹp Vina cho tôi. Sau khi xem, tôi phát hiện ra đây chính là số thuê bao mà mình đang là chủ sở hữu hợp pháp. Tôi vội lấy lý do để hẹn người này hôm sau quay lại. Theo lời hẹn, khi người này quay lại thì tôi bí mật báo công an phường tới lập biên bản. Sau đó, Bưu điện HB, nơi có nhân viên đã thực hiện hành vi “trượt” số, đã tới tận cửa hàng để xin lỗi và trả lại số thuê bao đó cho tôi”, anh Đài kể.
Theo lời anh Đài, mạng Viettel cũng bị nhiều trường hợp tương tự. Trước đây đã từng xảy ra một vụ đánh cắp số đẹp, tới mức nhà khai thác di động này phải lấy một số ĐTDĐ có dãy số 88336699 để đền cho đại lý thì đại lý mới chịu, thôi không khiếu nại nữa.
Một số chủ đại lý sim, thẻ ĐTDĐ phàn nàn, tình trạng mất số đẹp đã từng xảy ra khá nhiều. Đặc biệt, có những trường hợp chủ thuê bao sử dụng dịch vụ trả trước và không đăng ký đúng thông tin nên khi bị đánh cắp số thuê bao đã không có bằng chứng chứng minh đấy là số của mình và đành “ngậm đắng nuốt cay”.
theo itcnew.vn
Để thực hiện việc “trượt” số đẹp vào một sim mới, chỉ có nhân viên kỹ thuật của các Bưu điện tỉnh, TP (đối với VinaPhone) hoặc nhân viên kỹ thuật của các đại lý cấp một (với những mạng khác) mới có thể làm được. Cách thức rất đơn giản là chỉ cần kích hoạt số thuê bao đẹp rồi cài đặt vào sim trắng, ngay sau đó sim gốc của số thuê bao này sẽ không còn tác dụng. Các sim chưa kích hoạt (thường là của các đại lý sim, thẻ ĐTDĐ) và cả những sim còn thời hạn nghe gọi nhưng vì lý do nào đó như đi công tác nước ngoài... mà để vài tháng không sử dụng đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của hành vi “trượt” số đẹp.