watermandanang
20-08-2012, 03:14 PM
http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=104100&at=0&ts=236&lm=633810838477600000
(LĐ) - Ngày 19.6, cuộc chiến giữa các DN viễn thông với Viettel có vẻ như càng căng thẳng khi nhiều DN cho rằng DN này đã từng thực hiện rất nhiều tiểu xảo, trong đó có cả các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh.
Vậy đằng sau những mâu thuẫn và cuộc chiến này là gì?
Diễn biến cuộc chiến
Ngày 19.6, MobiFone một lần nữa công bố quan điểm "dĩ hoà vi quý" với Viettel. Đại diện DN này cho biết, MobiFone luôn coi các DN khác là đối tác chứ không phải đối thủ. Vì thế, đối với những việc đại lý hoặc MobiFone làm ăn chưa chuẩn thì DN này sẽ chấn chỉnh sửa chữa. Tuy nhiên, MobiFone cũng cho rằng Viettel cần "nhìn nhận" lại mình khi chính Viettel cũng đã từng áp dụng những tiểu xảo không lành mạnh trong kinh doanh.
Dường như trái với thái độ của MobiFone, Viettel lại xác định "tư thế" khác khi tuyên chiến. Cụ thể, Viettel đã chuẩn bị kỹ lưỡng bằng việc chụp ảnh, kết hợp với một số sở TTTT lập biên bản các hành vi vi phạm. Thậm chí, Viettel cũng có được những công văn của MobiFone chỉ đạo triển khai việc đổi sim mạng khác lấy sim MobiFone... Đặc biệt trong công văn gửi Bộ TTTT và Cục Quản lý cạnh tranh, Viettel kiến nghị các cơ quan này cần vào cuộc làm rõ và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của MobiFone.
Tuy nhiên theo các chuyên gia và giới truyền thông, dường như Viettel đã... hơi "bị hố" trong cuộc chiến này. Sự thật đơn giản là chính Viettel cũng đã từng áp dụng những tiểu xảo trong cạnh tranh. Vì thế, ngay sau khi Viettel lên tiếng "tố" MobiFone, các DN khác cũng đã gần như đồng thời cung cấp thông tin về việc Viettel cũng từng phạm luật chơi.
Một đại diện của VinaPhone cho biết vài năm trước đây, DN này cũng đã từng phải lên tiếng đối với các cơ quan chức năng khi Viettel thực hiện các hành vi quảng cáo công khai trên báo chí một dịch vụ bằng cách so sánh trực tiếp với DN khác. Đặc biệt, đại diện EVN Telecom còn cung cấp những thông tin "sốc" hơn.
Cụ thể, khi EVN Telecom triển khai khá thành công dịch vụ E-Com (điện thoại cố định không dây); sau đó khi Viettel triển khai loại hình tương tự có tên là HomePhone, một số nhân viên của Viettel đã đến các gia đình, thuyết phục chủ nhân cắt dịch vụ E-Com; đồng thời sẵn sàng tặng máy và miễn cước phí thuê bao trong thời gian dài.
Bằng chiêu thức này, EVN Telecom cũng đã bị mất khách hàng. Hơn thế, máy điện thoại của EVN Telecom cũng bị những nhân viên này cầm đi mất. Do quá bức xúc, EVN Telecom đã từng phối hợp với công an bắt quả tang một số trường hợp nhân viên Viettel lấy tài sản của EVN Telecom bất hợp pháp. Tất cả những vấn đề trên, cả VinaPhone, EVN Telecom đều đã không làm ầm ĩ.
Đằng sau cuộc chiến
Trong khi chưa biết hồi kết của "cuộc chiến" thì nhiều chuyên gia viễn thông cho rằng các DN đang "tốn kém không cần thiết". Các chuyên gia phân tích: Rõ ràng các DN đang phải bỏ ra một lượng kinh phí, nhân lực không nhỏ để lao vào cuộc chơi tốn kém với mục tiêu cạnh tranh.
Một phản biện đáng lưu ý khác là: Liệu thực chất, các DN có phải vì lợi ích của người tiêu dùng (NTD)? Một chuyên gia phân tích: Điều này có lẽ đáng nghi ngờ khi mà các DN đang gần như "bằng mọi giá" để thu hút khách hàng. Đây chính là chiêu thức "càn quét" nhằm chiếm lĩnh thị phần trước mắt, hưởng lợi lâu dài. "Cao đòn" hơn thế, đây còn là cách các DN áp đặt cuộc chơi. Khi giá cước, giá dịch vụ và chi phí tốn kém cho cuộc chơi được đẩy lên cao, các DN yếu thế sẽ hụt hơi; qua đó, các DN lớn này "triệt hạ" đối thủ và thâu tóm thị trường.
Đến đây một lần nữa sự phân tán, chia rẽ và cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN viễn thông lại một lần phơi bày. Nhưng điều đáng nói hơn là vì lợi ích cục bộ, các DN đã sẵn sàng "ném tiền" vào cuộc chơi đôi khi chỉ để thoả mãn và vì những lợi ích hạn hẹp trước mắt.
Luật gia Hữu Dung cho biết: Các DN viễn thông cần thấy được trách nhiệm xã hội cũng như trách nhiệm với NTD. Mặt khác, các DN cũng cần nhận thức rằng tiền vốn, cơ chế, tài nguyên... mà các DN đang có đều là của Nhà nước và từ nhân dân mà ra. Vì thế việc DN chi phí thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là một sự lãng phí tài sản, nguồn lực Nhà nước. Điều này đã từng xảy ra khi các DN chạy đua "trồng" trạm thu phát sóng, chạy đua đầu tư hạ tầng, phát triển và lãng phí tài nguyên kho số...
Trong một diễn biến khác, ngày 19.6, đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, cục này bắt đầu làm việc với Viettel và trong tuần tới sẽ làm việc với MobiFone. Đại diện này cũng khẳng định sẽ xem xét và làm rõ các vấn đề. Nếu xác định hành vi vi phạm thì chắc chắn cơ quan này sẽ xử lý.
(http://www.laodong.com.vn/Home/He-luy-cuoc-chien-Viettel-voi-cac-doanh-nghiep-vien-thong/20096/143709.laodong)http://www.laodong.com.vn/Home/He-luy-cuoc-chien-Viettel-voi-cac-doanh-nghiep-vien-thong/20096/143709.laodong
(http://www.laodong.com.vn/Home/He-luy-cuoc-chien-Viettel-voi-cac-doanh-nghiep-vien-thong/20096/143709.laodong)
(LĐ) - Ngày 19.6, cuộc chiến giữa các DN viễn thông với Viettel có vẻ như càng căng thẳng khi nhiều DN cho rằng DN này đã từng thực hiện rất nhiều tiểu xảo, trong đó có cả các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh.
Vậy đằng sau những mâu thuẫn và cuộc chiến này là gì?
Diễn biến cuộc chiến
Ngày 19.6, MobiFone một lần nữa công bố quan điểm "dĩ hoà vi quý" với Viettel. Đại diện DN này cho biết, MobiFone luôn coi các DN khác là đối tác chứ không phải đối thủ. Vì thế, đối với những việc đại lý hoặc MobiFone làm ăn chưa chuẩn thì DN này sẽ chấn chỉnh sửa chữa. Tuy nhiên, MobiFone cũng cho rằng Viettel cần "nhìn nhận" lại mình khi chính Viettel cũng đã từng áp dụng những tiểu xảo không lành mạnh trong kinh doanh.
Dường như trái với thái độ của MobiFone, Viettel lại xác định "tư thế" khác khi tuyên chiến. Cụ thể, Viettel đã chuẩn bị kỹ lưỡng bằng việc chụp ảnh, kết hợp với một số sở TTTT lập biên bản các hành vi vi phạm. Thậm chí, Viettel cũng có được những công văn của MobiFone chỉ đạo triển khai việc đổi sim mạng khác lấy sim MobiFone... Đặc biệt trong công văn gửi Bộ TTTT và Cục Quản lý cạnh tranh, Viettel kiến nghị các cơ quan này cần vào cuộc làm rõ và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của MobiFone.
Tuy nhiên theo các chuyên gia và giới truyền thông, dường như Viettel đã... hơi "bị hố" trong cuộc chiến này. Sự thật đơn giản là chính Viettel cũng đã từng áp dụng những tiểu xảo trong cạnh tranh. Vì thế, ngay sau khi Viettel lên tiếng "tố" MobiFone, các DN khác cũng đã gần như đồng thời cung cấp thông tin về việc Viettel cũng từng phạm luật chơi.
Một đại diện của VinaPhone cho biết vài năm trước đây, DN này cũng đã từng phải lên tiếng đối với các cơ quan chức năng khi Viettel thực hiện các hành vi quảng cáo công khai trên báo chí một dịch vụ bằng cách so sánh trực tiếp với DN khác. Đặc biệt, đại diện EVN Telecom còn cung cấp những thông tin "sốc" hơn.
Cụ thể, khi EVN Telecom triển khai khá thành công dịch vụ E-Com (điện thoại cố định không dây); sau đó khi Viettel triển khai loại hình tương tự có tên là HomePhone, một số nhân viên của Viettel đã đến các gia đình, thuyết phục chủ nhân cắt dịch vụ E-Com; đồng thời sẵn sàng tặng máy và miễn cước phí thuê bao trong thời gian dài.
Bằng chiêu thức này, EVN Telecom cũng đã bị mất khách hàng. Hơn thế, máy điện thoại của EVN Telecom cũng bị những nhân viên này cầm đi mất. Do quá bức xúc, EVN Telecom đã từng phối hợp với công an bắt quả tang một số trường hợp nhân viên Viettel lấy tài sản của EVN Telecom bất hợp pháp. Tất cả những vấn đề trên, cả VinaPhone, EVN Telecom đều đã không làm ầm ĩ.
Đằng sau cuộc chiến
Trong khi chưa biết hồi kết của "cuộc chiến" thì nhiều chuyên gia viễn thông cho rằng các DN đang "tốn kém không cần thiết". Các chuyên gia phân tích: Rõ ràng các DN đang phải bỏ ra một lượng kinh phí, nhân lực không nhỏ để lao vào cuộc chơi tốn kém với mục tiêu cạnh tranh.
Một phản biện đáng lưu ý khác là: Liệu thực chất, các DN có phải vì lợi ích của người tiêu dùng (NTD)? Một chuyên gia phân tích: Điều này có lẽ đáng nghi ngờ khi mà các DN đang gần như "bằng mọi giá" để thu hút khách hàng. Đây chính là chiêu thức "càn quét" nhằm chiếm lĩnh thị phần trước mắt, hưởng lợi lâu dài. "Cao đòn" hơn thế, đây còn là cách các DN áp đặt cuộc chơi. Khi giá cước, giá dịch vụ và chi phí tốn kém cho cuộc chơi được đẩy lên cao, các DN yếu thế sẽ hụt hơi; qua đó, các DN lớn này "triệt hạ" đối thủ và thâu tóm thị trường.
Đến đây một lần nữa sự phân tán, chia rẽ và cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN viễn thông lại một lần phơi bày. Nhưng điều đáng nói hơn là vì lợi ích cục bộ, các DN đã sẵn sàng "ném tiền" vào cuộc chơi đôi khi chỉ để thoả mãn và vì những lợi ích hạn hẹp trước mắt.
Luật gia Hữu Dung cho biết: Các DN viễn thông cần thấy được trách nhiệm xã hội cũng như trách nhiệm với NTD. Mặt khác, các DN cũng cần nhận thức rằng tiền vốn, cơ chế, tài nguyên... mà các DN đang có đều là của Nhà nước và từ nhân dân mà ra. Vì thế việc DN chi phí thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là một sự lãng phí tài sản, nguồn lực Nhà nước. Điều này đã từng xảy ra khi các DN chạy đua "trồng" trạm thu phát sóng, chạy đua đầu tư hạ tầng, phát triển và lãng phí tài nguyên kho số...
Trong một diễn biến khác, ngày 19.6, đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, cục này bắt đầu làm việc với Viettel và trong tuần tới sẽ làm việc với MobiFone. Đại diện này cũng khẳng định sẽ xem xét và làm rõ các vấn đề. Nếu xác định hành vi vi phạm thì chắc chắn cơ quan này sẽ xử lý.
(http://www.laodong.com.vn/Home/He-luy-cuoc-chien-Viettel-voi-cac-doanh-nghiep-vien-thong/20096/143709.laodong)http://www.laodong.com.vn/Home/He-luy-cuoc-chien-Viettel-voi-cac-doanh-nghiep-vien-thong/20096/143709.laodong
(http://www.laodong.com.vn/Home/He-luy-cuoc-chien-Viettel-voi-cac-doanh-nghiep-vien-thong/20096/143709.laodong)