PDA

View Full Version : Có thể bạn đang bị dọ thám bởi Cục Tình Báo (Trung Quốc)


tritinh
13-08-2012, 01:08 PM
Có thể bạn đang bị dọ thám bởi Cục Tình Báo (Trung Quốc) qua chiếc máy in laser (Made in China) của mình đấy, có biết không?..!!!


Theo Báo Nyhedsavisen của Đan Mạch ra ngày 31.3.2008, thông tin về thế giới vi tính của VictorZulc, mỗi lần bạn cho in ra bất cứ một giấy tờ nào từ chiếc máy laser của bạn (nối vào PC là chiếc computer của mình) bạn sẽ để lại những ”Da Vinci” code là những chấm mầu vàng nhỏ li ti mắt trần không thấy được. Những code nầy sẽ được Giới Tình Báo đọc và giải mã, do đó họ biết được những gì bạn đang làm, nghĩa là những họat động của bạn với ai và cho ai. Thọat đầu mới nghe chúng ta sẽ nghĩ rằng đây là tin ”vịt” và là một sáng kiến rất hay cho Giới Tình Báo, dễ dàng theo dõi những họat động của bọn phản lọan. Tin thật 100%! Bởi vì điều nầy đã được chứng minh bởi Cơ quan Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu thụ Máy vi tính Electronic Frontier Foundation (EFF). Tại Hoa Kỳ, Cơ quan Tình báo chứng nhận việc đã sử dụng siêu kỹ thuật code bí mật nầy để tìm dấu tích của bọn in giấy bạc giả.

Nguồn tin về một kỹ thuật cực kỳ tối tân bí mật như thế đã tạo phản ứng trong giới hacker, khi những họat động viên của EFF năm 2005 chú ý đến những code bí mật là những chấm vàng nhỏ li ti không thể thấy được bằng mắt trần trên chiếc máy in laser do hãng Xerox sản xuất.Về sau EFF đã tìm thấy được code nầy trên rất nhiều máy in laser sản xuất từ những hãng khác. Những nhà sản xuất máy bị bắt buộc phải ”ký kết” với Cục Tình báo Trung ương của chính phủ họ một mật ước cài đặt hệ thống kỹ thuật siêu code nầy vào máy trước khi tung ra thị trường/xuất cảng ra nước ngòai. Mỗi chiếc máy có một số hiệu và khi mua một chiếc máy in laser, bạn sẽ trẻ bằng credit card/thẻ tín dụng. Trên biên lai trả tiền mua máy, bạn đã ghi rõ địa chỉ cùng tên tuổi của mình, liên hệ đến vấn đề khai thuế cũng như vấn đề garanti cho chiếc máy trường hợp có trục trặc sẽ được gửi về hãng/đại lý sửa chữa miễn phí. Vậy thì Cục Tình báo Trung ương của nước sản xuất, đã nắm hết chi tiết về bạn rồi.

Tại trụ sở trung ương của EFF một nhóm hacker chuyên nghiệp đã bắt tay vào việc giải mã code để tìm hiểu 3 sự kiện: - những code nầy từ đâu tới, - do ai cài đặt, và quan trọng nhất là sự việc: - mục đích của ”họ” là gì?

Theo phát biểu của người đại diện Cục Tình Báo Mỹ với Đài Truyền Hình MSNBC, thì họ sử dụng kỹ thuật siêu code nầy để tìm dấu tích và gây khó khăn cho giới in bạc gỉa. Tuy hệ thống kỹ thuật tối tân cài đặt siêu code vào máy không được giải rõ cho biết, nhưng có một điều người ta biết chắc rằng, trên nguyên tắc, hệ thống siêu code có thể dùng trong nhiều phạm vi. Theo luật sư Lee Tien của EFF nếu chính phủ Trung Quốc nắm và giải mã được hệ thống code của Mỹ thì.. nguy to! Gậy ông đập lưng ông!

Bỉ quốc đã bày tỏ quan ngại của mình về vấn đề nầy cũng như vị Thanh tra của EU, ông Franco Frattini, đã tỏ thái độ chống đối sự kiện nêu trên, và cho rằng đây là một hành động xâm phạm đời sống cá nhân. Mời bạn đọc thống kê sau đây để suy luận và thấy được ai là ”big boss” và có khả năng đọc tài liệu mật của người khác, nếu muốn!

Trong năm 2005, Trung Quốc đã cung cấp cho thị trường thế giới 90% DVD, 85% đồ chơi, 85% máy cày, 85% đồng hồ, 70% máy in, 65% dụng cụ thể thao, 69% xe đạp, 58% điện thoại, 55% máy ảnh, 55% máy điện toán cầm tay, 50% quạt máy, 40% lò vi ba (four micro-ondes), 36% TV, 30% máy lạnh, 25% máy giặt, máy sấy, 20% tủ lạnh… (L’éveil du dragon, p.267) Theo: Khi Trung Quốc là nhà máy khổng lồ của thế giới (theo Lâm Văn Bé).

Theo Khoahoc.net