PDA

View Full Version : ĐiỆn ThoẠi LÀm GÌ Khi NÓ Ở Trang ThÁi NghỈ


sai-gon
10-08-2012, 02:26 PM
Điện thoại làm gì khi nó đang ở trạng thái nghỉ?

Question: Điện thoại làm gì khi nó đang ở trạng thái nghỉ?

Short Answer: Quả thật là nó đang cực kì bận rộn!!!

Long Answer: ĐT liên tục bật và tắt trong bản thân nó; bật lên để thực hiện chức năng sống, tắt lại để tiếc kiệm pin nhằm đảm bảo đời sống pin lâu nhất.

Vấn đề quan trọng nhất ĐT làm là thức dậy theo chu kỳ và bật bộ thu (receiver) một chút xíu nếu có tín hiệu truyền tới (page), để xem thử có cuộc gọi nào đến hay không. Chu kỳ trên còn được gọi là slot cycle (tạm dịch là chu kỳ một khe thời gian), chu kỳ được điều khiển bởi trạm thu phát sóng (BTS). Chỉ số của slot cycle từ 0 đến 7, với mỗi chỉ số thì khoảng thời gian bằng 1.28 giây nhân với 2 mũ chỉ số (=1.28 x 2^index). Ở bắc Mỹ, chỉ số của slot cycle thường là 1 và 2, tương với chu kỳ là 2.56 giây và 5.12 giây. Chứ có ai sử dụng chu kì dài hơn con số trên, dù về mặt lý thuyết thì slot cycle có thể lên đến 163.84 giây.

Bộ thu của ĐT ngốn rất nhiều năng lượng, nhất là khi nói chuyện, do vậy mục đích của slot cycle là cho phép ĐT bật/tắt bộ thu liên tục nhằm tiết kiệm pin. Khi ĐT lần đầu tiên đăng kí (register) với BTS, ĐT và BTS sẽ xác định kênh paging nào mà ĐT sử dụng (trong trường hợp có nhiều hơn 1 kênh) và pha (phase) nào của slot cycle mà nó dùng. Sau đó, ĐT sẽ thức giấc theo chù kỳ như đã nói ở trên, nó sẽ bật bộ thu lên một chút xem thử có cuộc gọi nào đến không để trả lời lại cho BTS, nếu không có gì hết, nó sẽ tắt bộ thu và đợi cho đến chu kỳ kế tiếp (slot kế tiếp).

Khi có cuộc gọi đến, hệ thống tổng đài sẽ phát ra âm thanh trả ngược lại cho máy gọi (giống như colorring của Sfone vậy đó), sau đó BTS sẽ đợi cho đến slot thời gian của ĐT, khi đến đúng slot thời gian, BTS gởi một bản tin cho ĐT và bảo nó rằng có cuộc gọi đến, làm cho ĐT thức dậy và thiết lập cuộc gọi, bắt đầu đổ chuông.

Nếu ĐT không trả lời, BTS sẽ thử gởi lại ở slot kết tiếp.
Nếu slot cycle dài, thì ĐT sẽ tốn ít thời gian hơn với bộ thu để nhận cuộc gọi, do vậy sẽ ít hao pin hơn. Nếu slot cycle ngắn, thì ĐT có nhiều cơ hội hơn để nhận được tín hiệu từ BTS, và sẽ nhận được tín hiệu từ BTS sớm hơn.

Khi hệ thống muốn gởi tín hiệu xuống ĐT, dĩ nhiên cần phải biết nơi nào để broadcast tín hiệu. Khi hệ thống cần gởi tín hiệu xuống ĐT, tất cả sector của tất cả các BTS trong một vùng sẽ gởi tín hiệu thăm dò xuống. Do vậy, cho dù thuê bao ở đâu trong vùng đó, thì cũng sẽ nhận được tín hiệu thăm dò từ tổng đài. Thật ra hệ thống được chia thành nhiều vùng (gọi là zone), ví dụ như ở VN thì có 03 vùng (vùng 1, vùng 2, vùng 3). Khi thuê bao di chuyển từ zone này sang zone khác, thì nó sẽ đăng kí lại nên hệ thống luôn biết thuê bao đang ở zone nào.

Kích thước của một zone cũng có sự cân bằng như sau:

1. Nếu kích thước zone lớn: để dò một thuê bao, hệ thống phải broadcast tín hiệu xuống cả một zone, như vậy sẽ mang một lượng lớn thông tin thăm dò dư thừa và có thể gây ra overload hệ thống. Tuy nhiên, zone lớn thì thuê bao sẽ không thường xuyên đổi zone, dẫn đến ít phải thực hiện việc đăng kí lại (khi chuyển zone phải đăng kí lại), do vậy ĐT sẽ ít hao pin.

2. Nếu kích thước zone nhỏ: việc phát tín hiệu dò thuê bao sẽ hiệu quả hơn, nhưng thuê bao phải thường xuyên đăng kí lại hơn vì việc chuyển zone xảy ra thường xuyên hơn, nên dùng nhiều năng lượng pin.

Chúng ta biết rằng, khi ĐT tắt thì cần một khoảng thời gian vài giây để tắt thật sự. Đó là bởi vì ĐT phải gởi tín hiệu lên tổng đài để báo rằng nó đang off. Tuy nhiên, rất nhiều khi ĐT bị tắt một cách không mong muốn và nó không có cơ hội để báo với tổng đài điều này (bị tháo pin đột ngột, máy hỏng đột ngột,…). Như vậy, ĐT đã tắt trong khi tổng đài vẫn nghĩ nó còn sống. Điều này có nghĩa rằng tổng đài vẫn cố gởi tín hiệu để tìm thuê bao khi nó có cuộc gọi đến, và hệ thống bị tăng tải một cách vô ích.

Giải pháp lâu dài cho vấn đề này, ĐT ở hầu hết các hệ thống được yêu cầu phải có chức năng đăng kí theo thời gian (timer-based registration). Cứ mỗi 10 hay 20 phút thì nó phải bật bộ phát (transmitter) và phát tín hiệu để báo cho tổng đài biết nó vẫn còn sống. Nếu tổng đài không thấy ĐT báo tín hiệu một vài lần (tuỳ theo policy của từng mạng cụ thể), tổng đài sẽ định nghĩa là thuê bao đã off. Khi đó, nếu có cuộc gọi tới thuê bao này, hệ thống sẽ trả lời ngay là thuê bao không liên lạc được, thay vì phải gởi tín hiệu broadcast dò tìm.

Một chút ngoài lề, hiện tại hệ thống Sfone không có chức năng này, thuê bao nếu bị mất sóng, khi có cuộc gọi đến thì bạn sẽ được nghe nhạc 30 giây (thời gian hệ thống định nghĩa để dò tìm thuê bao). Sau đó, lần lượt các thuê bao khác gọi đến số đó thì cũng bị tình trạng tương tự, vì hệ thống không định nghĩa là thuê bao đã offline.

Trong một vài trường hợp, hệ thống có thể trực tiếp kích thích ĐT để nó đăng kí. Khi hệ thống đã dò được ĐT, thì ĐT sẽ bật bộ phát lên và gởi tín hiệu đăng kí lên tổng đài ngay lập tức.

Dĩ nhiên, ĐT cũng cập nhật màn hình để hiện thị ngày giờ hiện hành và cường độ sóng cũng như dung lượng còn lại cua pin, một số thông tin khác thì tuỳ thuộc vào từng loại handset khác nhau…

Tóm lại, ĐT ở trạng thái nghỉ ngơi (idle) cũng thật là bận rộn!