tanphuoc
09-08-2012, 02:48 PM
“Chỉ cần nhắn tin với nội dung... và gửi về số 19001... các bạn sẽ có cơ hội sở hữu một chiếc điện thoại đời mới nhất” hay “hãy tham gia chương trình để trúng thưởng”...
http://www.24h.com.vn/upload/news/2004-10-04/dienthoia.jpg
Những câu chào mời hấp dẫn này đã khiến những người sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) không thể không táy máy ngón tay. Nhưng đó cũng chỉ là một trong 1.001 dịch vụ viễn thông hiện nay mà người có ĐTDĐ có thể bị hút vào...
Dịch vụ ĐTDĐ nở rộ
Hiện nay có quá nhiều lý do khiến người sử dụng ĐTDĐ gửi một tin nhắn (dạng SMS) để đổi lấy một dịch vụ nào đó. Năm 2003 là thời điểm mà dịch vụ “giải trí bằng tin nhắn thông qua truyền hình” bắt đầu phát triển rầm rộ. Chứng minh cho điều này là khi Đài Truyền hình VN đưa vào dịch vụ giải trí với truyền hình thông qua tổng đài 1570 (kết hợp với Công ty Dịch vụ viễn thông - GPC).
Sự hợp tác, liên kết giữa dịch vụ nhắn tin và giải trí trên truyền hình đã mở ra cho những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông một hướng đi mới. Tiếp sau đó, hàng loạt chương trình giải trí được áp dụng dịch vụ này thông qua các tổng đài 19001560, 19001570...
Chứng minh cho cách làm ăn hiệu quả từ tin nhắn, những dịch vụ nhắn tin qua tổng đài +993 để nhận cách hướng dẫn đường đi, tra từ điển qua tin nhắn đến tổng đài, tải nhạc chuông, logo cho ĐTDĐ của dalink (VASC)... đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là những cách gom “bạc lẻ” của nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông.
Thú vị hơn, người sử dụng ĐTDĐ còn có thể tự cai thuốc lá hoặc giúp người thân cai thuốc thông qua dịch vụ của + 998. Một dòng tin nhắn với nội dung đại ý: “Nếu bạn muốn khuyên bạn bè, người thân bỏ thuốc lá thì bạn hãy soạn tin nhắn... và gửi tới tổng đài +998. Số máy mà bạn yêu cầu sẽ nhận được những chỉ dẫn để cai thuốc...”.
Để sử dụng dịch vụ này, người dùng chỉ tốn 3.000 đồng và sẽ được “nhắc nhở” cai thuốc từ dịch vụ của +998...
Ai trúng nhiều nhất?
Đương nhiên, “chẳng có cái gì cho không”. Một điệu nhạc chuông, logo (hình ảnh)... cũng đồng nghĩa với việc bỏ ra 2.000 đồng. Và ở góc độ khác, muốn may mắn có một chiếc ĐTDĐ (giá vài triệu đồng) thì bạn chỉ cần tốn 500 đồng, quá hấp dẫn để gửi một cái tin.
Điển hình trong một game show có tên là R của một đài truyền hình (phát ngày 19-9-2004), khán giả đã gửi tổng cộng 61.113 tin nhắn dự đoán (số của đài truyền hình công bố). Giải nhất (chỉ duy nhất một giải) của chương trình này là 5 triệu đồng nhưng số tiền thu được nhẩm tính trên 30 triệu đồng. Chương trình tất nhiên sẽ sôi động hơn, vì có thể có đến vài chục ngàn người cùng tham gia chứ không phải chỉ một vài người ngồi trên màn hình.
Đó chỉ là một ví dụ điển hình của “làn sóng nhắn tin trúng thưởng” hiện nay trên truyền hình. Để có được dịch vụ này, các công ty viễn thông (phải là nhà cung cấp dịch vụ mạng) đứng ra chịu trách nhiệm khâu kỹ thuật, hạ tầng và nhà đài lo phần còn lại là nội dung chương trình, trao giải cho người chơi. Tất nhiên phần lợi nhuận sẽ chia theo tỉ lệ góp của mỗi bên. Rõ ràng đây là một cách kiếm tiền “nhất cử lưỡng tiện” khi người tổ chức vừa có thêm thu nhập vừa có thêm khán giả.
Mỗi tháng có khoảng vài chục đến vài trăm triệu tin nhắn được thực hiện đối với từng mạng viễn thông hiện nay. Theo tiết lộ của một chuyên viên trong lĩnh vực viễn thông, trung bình mỗi tháng có khoảng vài chục đến vài trăm triệu tin nhắn được thực hiện ở hai mạng di động mạnh nhất VN hiện nay là Vinaphone và MobiFone. Nhẩm tính tương ứng với số tin nhắn này là hàng trăm tỉ đồng. Đó là chưa tính đến những “nhà điện thoại” mới như S-phone, City phone TP.HCM...
Chị L., chuyên viên một công ty dịch vụ mạng viễn thông (Hà Nội), cho biết những công ty dạng này thường mua tin nhắn từ nhà cung cấp dịch vụ với giá bằng khoảng 50% giá người sử dụng phải trả. Ví dụ: khi người sử dụng thực hiện một tin nhắn bị trừ vào tài khoản 500 đồng thì nhà cung cấp sẽ được 250 đồng, số còn lại thuộc về trung gian.
Chẳng hạn khi một đài truyền hình đưa vào một chương trình nhắn tin dự đoán và trúng thưởng ở một game show nào đó, họ sẽ mua dịch vụ của nhà cung cấp với “giá sỉ” rồi “bán” lại cho khách hàng (là những người tham gia chương trình) với “giá chuẩn” hiện hành của nhà cung cấp cho tin nhắn. Khi thực hiện điều này, nhà cung cấp sẽ được lợi nhuận nhiều hơn vì sản phẩm họ bán ra nhiều.
Phía bên kia, đài truyền hình cũng được phần lợi nhuận từ việc mua đi bán lại này cộng với lượng khán giả tăng lên. Về phía khách hàng xem truyền hình và sử dụng dịch vụ tin nhắn, lợi ích lớn nhất của họ là cảm thấy mình được “tương tác” với nhà đài và biết đâu sẽ gặp may (giữa hàng trăm ngàn người).
Đương nhiên, người sử dụng có thể cho rằng một dịch vụ có giá 3.000 đồng với sáu tin nhắn hướng dẫn được gửi đến cộng với một tin nhắn đầu tiên là một mức giá phải chăng. Thật ra trong 3.000 đồng này, đơn vị làm dịch vụ chỉ phải trả cho nhà cung cấp khoảng 50-60%, số tiền còn lại đương nhiên thuộc về họ.
Theo chị L., mỗi tin nhắn được mua đi bán lại, đơn vị cung cấp dịch vụ trực tiếp có lãi khoảng 200 đồng trở lên (tất nhiên là còn trừ vào chi phí) nên chuyện gom tiền lẻ thành tiền tỉ không phải quá khó.
(Theo Tuổi Trẻ)
http://www.24h.com.vn/upload/news/2004-10-04/dienthoia.jpg
Những câu chào mời hấp dẫn này đã khiến những người sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) không thể không táy máy ngón tay. Nhưng đó cũng chỉ là một trong 1.001 dịch vụ viễn thông hiện nay mà người có ĐTDĐ có thể bị hút vào...
Dịch vụ ĐTDĐ nở rộ
Hiện nay có quá nhiều lý do khiến người sử dụng ĐTDĐ gửi một tin nhắn (dạng SMS) để đổi lấy một dịch vụ nào đó. Năm 2003 là thời điểm mà dịch vụ “giải trí bằng tin nhắn thông qua truyền hình” bắt đầu phát triển rầm rộ. Chứng minh cho điều này là khi Đài Truyền hình VN đưa vào dịch vụ giải trí với truyền hình thông qua tổng đài 1570 (kết hợp với Công ty Dịch vụ viễn thông - GPC).
Sự hợp tác, liên kết giữa dịch vụ nhắn tin và giải trí trên truyền hình đã mở ra cho những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông một hướng đi mới. Tiếp sau đó, hàng loạt chương trình giải trí được áp dụng dịch vụ này thông qua các tổng đài 19001560, 19001570...
Chứng minh cho cách làm ăn hiệu quả từ tin nhắn, những dịch vụ nhắn tin qua tổng đài +993 để nhận cách hướng dẫn đường đi, tra từ điển qua tin nhắn đến tổng đài, tải nhạc chuông, logo cho ĐTDĐ của dalink (VASC)... đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là những cách gom “bạc lẻ” của nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông.
Thú vị hơn, người sử dụng ĐTDĐ còn có thể tự cai thuốc lá hoặc giúp người thân cai thuốc thông qua dịch vụ của + 998. Một dòng tin nhắn với nội dung đại ý: “Nếu bạn muốn khuyên bạn bè, người thân bỏ thuốc lá thì bạn hãy soạn tin nhắn... và gửi tới tổng đài +998. Số máy mà bạn yêu cầu sẽ nhận được những chỉ dẫn để cai thuốc...”.
Để sử dụng dịch vụ này, người dùng chỉ tốn 3.000 đồng và sẽ được “nhắc nhở” cai thuốc từ dịch vụ của +998...
Ai trúng nhiều nhất?
Đương nhiên, “chẳng có cái gì cho không”. Một điệu nhạc chuông, logo (hình ảnh)... cũng đồng nghĩa với việc bỏ ra 2.000 đồng. Và ở góc độ khác, muốn may mắn có một chiếc ĐTDĐ (giá vài triệu đồng) thì bạn chỉ cần tốn 500 đồng, quá hấp dẫn để gửi một cái tin.
Điển hình trong một game show có tên là R của một đài truyền hình (phát ngày 19-9-2004), khán giả đã gửi tổng cộng 61.113 tin nhắn dự đoán (số của đài truyền hình công bố). Giải nhất (chỉ duy nhất một giải) của chương trình này là 5 triệu đồng nhưng số tiền thu được nhẩm tính trên 30 triệu đồng. Chương trình tất nhiên sẽ sôi động hơn, vì có thể có đến vài chục ngàn người cùng tham gia chứ không phải chỉ một vài người ngồi trên màn hình.
Đó chỉ là một ví dụ điển hình của “làn sóng nhắn tin trúng thưởng” hiện nay trên truyền hình. Để có được dịch vụ này, các công ty viễn thông (phải là nhà cung cấp dịch vụ mạng) đứng ra chịu trách nhiệm khâu kỹ thuật, hạ tầng và nhà đài lo phần còn lại là nội dung chương trình, trao giải cho người chơi. Tất nhiên phần lợi nhuận sẽ chia theo tỉ lệ góp của mỗi bên. Rõ ràng đây là một cách kiếm tiền “nhất cử lưỡng tiện” khi người tổ chức vừa có thêm thu nhập vừa có thêm khán giả.
Mỗi tháng có khoảng vài chục đến vài trăm triệu tin nhắn được thực hiện đối với từng mạng viễn thông hiện nay. Theo tiết lộ của một chuyên viên trong lĩnh vực viễn thông, trung bình mỗi tháng có khoảng vài chục đến vài trăm triệu tin nhắn được thực hiện ở hai mạng di động mạnh nhất VN hiện nay là Vinaphone và MobiFone. Nhẩm tính tương ứng với số tin nhắn này là hàng trăm tỉ đồng. Đó là chưa tính đến những “nhà điện thoại” mới như S-phone, City phone TP.HCM...
Chị L., chuyên viên một công ty dịch vụ mạng viễn thông (Hà Nội), cho biết những công ty dạng này thường mua tin nhắn từ nhà cung cấp dịch vụ với giá bằng khoảng 50% giá người sử dụng phải trả. Ví dụ: khi người sử dụng thực hiện một tin nhắn bị trừ vào tài khoản 500 đồng thì nhà cung cấp sẽ được 250 đồng, số còn lại thuộc về trung gian.
Chẳng hạn khi một đài truyền hình đưa vào một chương trình nhắn tin dự đoán và trúng thưởng ở một game show nào đó, họ sẽ mua dịch vụ của nhà cung cấp với “giá sỉ” rồi “bán” lại cho khách hàng (là những người tham gia chương trình) với “giá chuẩn” hiện hành của nhà cung cấp cho tin nhắn. Khi thực hiện điều này, nhà cung cấp sẽ được lợi nhuận nhiều hơn vì sản phẩm họ bán ra nhiều.
Phía bên kia, đài truyền hình cũng được phần lợi nhuận từ việc mua đi bán lại này cộng với lượng khán giả tăng lên. Về phía khách hàng xem truyền hình và sử dụng dịch vụ tin nhắn, lợi ích lớn nhất của họ là cảm thấy mình được “tương tác” với nhà đài và biết đâu sẽ gặp may (giữa hàng trăm ngàn người).
Đương nhiên, người sử dụng có thể cho rằng một dịch vụ có giá 3.000 đồng với sáu tin nhắn hướng dẫn được gửi đến cộng với một tin nhắn đầu tiên là một mức giá phải chăng. Thật ra trong 3.000 đồng này, đơn vị làm dịch vụ chỉ phải trả cho nhà cung cấp khoảng 50-60%, số tiền còn lại đương nhiên thuộc về họ.
Theo chị L., mỗi tin nhắn được mua đi bán lại, đơn vị cung cấp dịch vụ trực tiếp có lãi khoảng 200 đồng trở lên (tất nhiên là còn trừ vào chi phí) nên chuyện gom tiền lẻ thành tiền tỉ không phải quá khó.
(Theo Tuổi Trẻ)