PDA

View Full Version : Quy trình trồng và chăm sóc cây lạc ra nhiều củ


akakavn
05-04-2023, 11:10 AM
Quy trình trồng và chăm sóc cây lạc ra nhiều củ
Cây lạc rất dẽ trồng và chăm sóc, tuy nhiên, để cây lạc ra nhiều củ thì bà con cần nắm vững cách trồng lạc (https://maycaynhatthaibinh.vn/cach-trong-lac/) sau đây
1. Làm đất trồng lạc
Cày sâu 25 - 30 cm, bừa kỹ và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống rạch hàng.

http://img.kythuatnuoitrong.edu.vn/2019/07/11/quy-trinh-trong-va-cham-soc-cay-lac-ra-nhieu-cu.jpg?1562817087

2.Thời vụ gieo lạc
Các tỉnh phía Bắc:

- Vụ Xuân: 03/01 - 30/02

- Vụ Thu Đông: 15/8 - 10/9

Duyên hải miền Trung:

- Vụ Xuân: 01/12 - 30/01

- Vụ Thu Đông: 15/7 - 15/8

3. Phân bón cho cây lạc
Lượng bón:

- Đạm Urê: 80 - 100 Kg/ha

- Lân supe: 500 - 600 Kg/ha

- Kali: 160 - 200 Kg/ha

- Phân chuồng: 15 - 20 tấn/ha

- Vôi bột: 450 - 500 Kg/ha

Cách bón:

Có thể áp dụng cung cho cả phủ nilon hoặc không phủ nilon.

Vôi bột bón lót 1/2 trước khi rạch hàng, 1/2 còn lại bón vào gốc lúc lạc bắt đầu đâm tỉa.

Toàn bộ lượng phân hoá học được trộn đều và bón lót vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10 - 15 cm), phân chuồng bón sau cùng, sau khi bón phân lấp một lớp đất dày 2 - 3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp vào phân.

4. Lượng giống cần cho 1 ha
Trước khi gieo nên thử lại sức nảy mầm. Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85% thì lượng giống cần 200 - 220 kg (giống vụ Xuân) và 180 - 200 kg (giống vụ Thu hoặc thu đông).

5. Kích thước luống và mật độ gieo hạt lạc
Luống rộng 75 - 80 cm (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo luống cao 20 - 25 cm và mặt luống rộng 45 - 50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hốc cách hốc 10 cm gieo 1hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18 - 20 cm gieo 2 hạt/hốc.

Luống rộng 1,3m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống rộng 1,0m được gieo thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm và hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18 - 20 cm gieo 2 hạt/hốc.

Chú ý: Khi gieo hạt, đất phải đủ ẩm, hạt được phủ sâu 3 - 5 cm.

6. Chăm sóc cây lạc
* Xới cỏ lần 1 (phá váng): Khi cây có 2 - 3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày).

* Xới cỏ lần 2: Khi cây có 6 - 7 lá thật (trước khi ra hoa), xới sâu 5 - 6 cm sát gốc, không vun gốc.

* Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7 - 10 ngày (chỉ nên vun nhẹ đất vào gốc lạc).
Bón bổ sung bằng cách phun lên lá dung dịch đạm và lân (5%) hoặc phân bón qua lá chuyên dùng cho lạc.

7. Tưới nước cho cây lạc
Nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi ra hoa (cây có 6 - 7 lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn.

8. Phòng trừ bệnh hại chết cây con ở lạc
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Rovral 50WP 0,3g/kg hạt, hoặc phun Carbedazin 0,5 - 0,7 lít/ha.

9. Phòng trừ bệnh lá trên cây lạc
Dùng Daconnil, Anvil, Bayleton 0,1 - 0,3% hoặc Zinhep 0,2%, Boocdo phun lần 1 sau mọc 25 - 30 ngày, lần 2 cách lần một 15 - 20 ngày để ngăn ngừa bệnh rụng lá sớm.

10. Phòng trừ sâu hại chủ yếu trên cây lạc
Nên sử dụng cây hước dương làm cây dẫn dụ để thu hút các loài sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng. Định kỳ kiểm tra để tiêu diệt các ổ trứng và sâu non trên lá hướng dương.
Cũng có thể trừ sâu khoang, sâu xanh bằng thuốc hoá học Sumicidin, Alphan 5EC.
Xem thêm các bước cách trồng dưa lê (https://maycaynhatthaibinh.vn/cach-trong-dua-le/) hiệu quả ngay tại đây!

11. Thu hoạch và bảo quản lạc
Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Thu hoạch khi quả già chiếm khoảng 80 - 85% số quả trên cây đối với lạc thương phẩm. Lạc để làm giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm từ 5 - 7 ngày. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được.
Phơi và bảo quản lạc giống: Nhất thiết phải phơi trên nong, nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, sân xi măng). Sau khi phơi, phải để lạc nguội, sau đó cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khô mát.