asianlook
12-06-2012, 04:46 PM
BÀI GIẢI GỢI Ý
Cu 1. (2,0 điểm)
- Hai con người được nói đến ở trên là cựu chiến binh Nga Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a. mồ côi. Họ là hai con người côi cút, vì đây là những con người có số phận đau thương mất mát do chiến tranh phát xít gây nên.
- Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé của con người trước bão tố của chiến tranh và nỗi nhọc nhằn mưu sinh trong đời thường. Từ đó, thể hiện nỗi băn khoăn, lo lắng tác giả về tương lai các nhân vật nhưng khâm phục, tin tưởng ở lòng nhân ái và bản lĩnh của con người Nga. Đồng thời đặt ra vấn đề xã hội cũng cần quan tâm đến cá nhân con người, nhất là những người có đóng góp, hi sinh lớn cho cộng đồng. Những hình ảnh này đã góp phần làm rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Sô-lô-khốp trong tác phẩm Số phận con người.
Câu 2.
1) Mở bài :
- Giới thiệu luận đề : “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.”
- Chuyển ý.
2) Thân bài :
a. Giải thích : thế nào là dối trá; suy thoái về đạo đức.
- Dối trá là không trung thực, không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp.
- Suy thoái về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định, là sự suy sụp và băng hoại về đạo đức. Ví dụ : sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; “khẩu phật tâm xà”; không tôn trọng luật pháp…
b. Bàn luận :
- Vì sao nói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội?
+ Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất theo ý đồ của mình (dẫn chứng).
+ Làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng (dẫn chứng).
+ Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định (dẫn chứng).
+ Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá (dẫn chứng).
- Làm thế nào để ngăn chặn thói dối trá trong xã hội :
+ Từ trong gia đình, nhà trường, xã hội phải tôn trọng mọi chuẩn mực về đạo đức đã được quy định.
+ Bản thân mỗi người phải ý thức dối trá được hôm nay không dối trá được mãi mãi.
+ Tuy nhiên đôi khi có những lời nói dối “nhân đạo”. Ví dụ : không nói với người bệnh khi họ bị bệnh nan y hoặc khi muốn dấu đi một sự thật có thể gây nguy hiểm cho người khác.
c. Mở rộng :
- Sống trung thực là biểu hiện cao đẹp nhất của người có nhân cách.
- “Vương quốc của những người nói dối rộng khắp thế gian” chúng ta cần kiên trì, bình tĩnh và có bản lĩnh khi sống chung với những người nói dối, kiên quyết đấu tranh để loại bỏ thói nói dối.
3) Kết luận :
- Khẳng định “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”.
- Nêu bài học về nhận thức và hành động của bản thân.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3.a.
Đây là phần nghị luận văn học. Thí sinh được chọn một trong hai đề. Dù làm đề nào thí sinh cũng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề. Về nội dung, thí sinh có thể triển khai vấn đề một cách đa dạng theo nhận thức của mình. Sau đây là một số gợi ý mà bài viết của thí sinh cần có :
Với câu 3a
1) Giới thiệu tác giả :
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam . Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng , những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.
2) Giới thiệu bài thơ và đoạn thơ :
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10/1954, trung ương Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch từ giã Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội. Một trang lịch sử mới của dân tộc đã mở ra. Tố Hữu là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Sự kiện lịch sử đó đã mang lại cho Tố Hữu cảm xúc để viết nên bài thơ Việt Bắc .
Đoạn thơ trong đề bài thuộc phần lời thơ của người cán bộ cách mạng về xuôi trả lời người Việt Bắc. Toàn bộ đoạn thơ thể hiện tình cảm thương nhớ của người cán bộ cách mạng đối với cảnh vật, con người, kỷ niệm ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến vừa qua.
3) Phân tích:
- Trước hết, đó là tình cảm thương nhớ đối với kỷ niệm những ngày tháng đồng cam cộng khổ (4 câu đầu).
+ Từ xưng hô “mình, ta” : thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người cán bộ cách mạng và Việt Bắc.
+ Ta đi ta nhớ, mình đây ta đó : kết cấu đối xứng thể hiện giọng thơ rắn rỏi, nói lên tình cảm gắn bó tha thiết, nhớ thương của người cán bộ đối với Việt Bắc.
+ Đắng cay, ngọt bùi : từ ngữ tương phản nói lên kỷ niệm phong phú, sâu sắc của cán bộ trong những tháng ngày gian khổ nơi Việt Bắc và với người dân Việt Bắc.
+ Chia, sẻ, đắp cùng : những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng.
- 2 câu tiếp : Trong nỗi nhớ của người cán bộ, hình ảnh người dân Việt Bắc hiện lên chân thật và đầy xúc động với hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng / địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”. Đó là người lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng, không ngại vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng nuôi quân. Hình ảnh thơ giàu sức gợi, phản ánh tình cảm sắc son của đồng bào dân tộc đối với cách mạng.
+ Nắng cháy lưng : hình ảnh hiện thực có sức gợi thời tiết khắc nghiệt, qua đó nói lên sự vất vả, gian khổ.
+ Địu con lên rẫy : lời thơ giản dị, cũng là hình ảnh hiện thực, gợi lên hoàn cảnh neo đơn của người mẹ dân tộc.
+ Từ đó tình cảm sắc son cao đẹp của người dân tộc đối với cách mạng càng hiện lên rõ nét.
- 4 câu tiếp theo : Con người và cảnh vật gắn bó với nhau. Nhớ về con người Việt Bắc, người cán bộ cách mạng lại nhớ trở lại những kỷ niệm gắn bó ở Việt Bắc. Đó là kỷ niệm với những lớp học bình dân học vụ (lớp học i tờ), những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng, những ngày tháng công tác ở cơ quan, gian nan nhưng lạc quan, đầy ắp yêu thương với tiếng hát , tiếng ca vang dội cả núi rừng.
+ Đồng khuya đuốc sáng : lời thơ gợi lên hình ảnh những đêm liên hoan văn nghệ, vui vẻ tưng bừng nơi rừng núi.
+ Ca vang núi đèo : lời thơ mang tính chất ẩn dụ, phản ánh tinh thần lạc quan, tình cảm đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và người dân Việt Bắc.
- 2 câu cuối : cảnh vật Việt Bắc với nét gợi cảm trong buổi chiều và đêm tối, hiện lên sống động, tha thiết trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi.
+ Từ nghi vấn “sao” kết hợp với “nhớ” làm cho giọng thơ trở nên tha thiết, phù hợp với tâm trạng của người cán bộ cách mạng về xuôi.
+ Rừng chiều, suối xa : hình ảnh thơ gợi lên khung cảnh trữ tình, gợi cảm của núi rừng Việt Bắc.
+ Cảnh vật được mô tả với chi tiết về âm thanh (tiếng mỏ, chày đêm nện cối) thể hiện khung cảnh đặc trưng của núi rừng. Am thanh vang vọng gợi tới những ký ức xa xôi nhưng tha thiết và đầy ám ảnh trong tâm tư của những kẻ chia li.
- Xuyên suốt phần thơ là sự hiện diện của điệp từ “nhớ” được sử dụng 5 lần, trong đó 3 lần được kết hợp với từ “sao” đã tạo nên giọng thơ đầy ắp cảm xúc, đầy ắp nhớ thương ở người cán bộ ra đi.
4) Đánh giá :
- Về nội dung : cả phần thơ là một khúc tình ca tha thiết thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người Việt Bắc. Nó có cội nguồn sâu xa từ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. Phần thơ khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu : Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, anh hùng, bất khuất, nhân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.
- Về nghệ thuật :
+ Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại đối đáp với nhau. Nhưng ở đây, cấu tứ đó được thể hiện một cách gián tiếp qua việc sử dụng từ “mình, ta” trong lời của người cán bộ cách mạng.
+ Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp điệu uyển chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.
+ Về ngôn ngữ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa.
5) Tổng kết : Đây chỉ là một đoạn thơ 12 câu trong tổng số 150 câu của bài thơ nhưng những thành công của nó về nội dung và nghệ thuật có thể xem là tiêu biểu cho giá trị của cả bài thơ. Mỗi câu thơ, lời thơ của đoạn thơ này một khi đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc sẽ tạo nên được những rung động, những nghĩ suy để nhớ mãi lời nhắn nhủ về ân tình thủy chung, đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và nhân dân như ý nghĩa sâu xa của thông điệp mà Tố Hữu muốn nhắn gửi trong bài thơ này.
Câu 3.b. (Không bắt buộc, nhưng thí sinh cũng nên nêu khái niệm về thể loại Tùy bút: là thể thể loại văn học trung gian giữa tự sự và trữ tình)
A. SÔNG ĐÀ HUNG BẠO, HIỂM ÁC (Vẻ đẹp kì vĩ và dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc)
1. Sông Đà hung bạo
- Nét dữ dội đầu tiên của con sông là những thác nước gầm réo muôn đời:
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
- Con sông chợt trở nên hung bạo hơn khi sóng nước reo hò làm thanh viện cho đá, mặt nước hò la vang dậy quanh mình ùa vào mà bẻ gãy cán chèo (...). Có lúc chúng đội cả thuyền lên.
2. Sông Đà hiểm ác
- Có những quãng sông đầy thác ghềnh, lòng sông như bày một thạch trận chực nuốt chìm những con thuyền non tay lái:
Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng, đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông, đòi ăn chết cái thuyền.
- Phép nhân hóa được tận dụng để tả thạch trận mà khúc sông đã bày ra theo một chiến thuật hiểm ác:
Vòng đầu vừa rồi nói mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh này nằm nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn.
Bên cạnh hình ảnh hung bạo, hiểm ác là hình ảnh con sông Đà hiền hòa, thơ mộng, hai bờ sông tràn đầy cảnh sắc tươi vui.
B. SÔNG ĐÀ THƠ MỘNG, HIỀN HÒA
1. Con sông thơ mộng được mô tả từ trên cao: Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc...
Nước sông đổi thay tùy mùa tiết: Mùa xuân dòng xanh như ngọc bích... Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ...
2. Con sông hiền hòa
- Có những quãng ven sông lặng tờ: Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi và bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
- Nét hiền hòa ấy làm cho cảnh vật trở nên gợi cảm, làm cho khách trên đò chợt mơ màng như nghe tiếng con hươu đang thủ thỉ: "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương (...) của một chuyến xe lửa đầu tiên" trong tưởng tượng của tác giả.
- Biện pháp nhân hóa và ẩn dụ được vận dụng: Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải...
3. Hai bờ sông Đà tràn ngập cảnh sắc tươi vui của một cuộc sống mới đang bắt đầu, nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa (...) một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm (...), đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.
Nhìn chung, cái đẹp của sông Đà có khi do những nét hùng tráng, dữ dội, có khi từ những dáng nét, thanh sắc êm dịu, mượt mà được thể hiện bằng một phong cách độc đáo, tài hoa với những hình ảnh chọn lọc, từng ngôn từ chuẩn mực, tài hoa, câu, đoạn văn giàu tính nhạc.
C. Cái tôi trữ tình của tác giả.
- Giọng điệu trữ tình tha thiết qua những câu văn bộc lộ tình yêu tha thiết về quê hương dắt nước: Chao ôi, trong con sông….; Chao ôi, thấy thèm được giật mình…
- Nhìn sông Đà như một cố nhân
III. KẾT LUẬN
- Nguyễn Tuân nhìn thiên nhiên và con người trong hòan cảnh khắc nghiệt, đồng thời cảm nhận thiên nhiên và con người ở cả phương diện thẩm mĩ, tài hoa.
- Hình tượng hóa quê hương, đất nước sau khi hòa bình lập lại qua hình ảnh con sông đầy sức sống.
Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà chính là áng thơ trữ tình bằng văn xuôi ca ngợi tổ quốc giàu đẹp, thể hiện niềm tin yêu cuộc sống mới đang diễn ra trên đất nước ta.
Cao Thị Đan Thanh
(Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn - TP.HCM)
Tổng đài Tư Vấn Tâm Lý Sức Khỏe Mùa Thi-19006690
Cu 1. (2,0 điểm)
- Hai con người được nói đến ở trên là cựu chiến binh Nga Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a. mồ côi. Họ là hai con người côi cút, vì đây là những con người có số phận đau thương mất mát do chiến tranh phát xít gây nên.
- Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé của con người trước bão tố của chiến tranh và nỗi nhọc nhằn mưu sinh trong đời thường. Từ đó, thể hiện nỗi băn khoăn, lo lắng tác giả về tương lai các nhân vật nhưng khâm phục, tin tưởng ở lòng nhân ái và bản lĩnh của con người Nga. Đồng thời đặt ra vấn đề xã hội cũng cần quan tâm đến cá nhân con người, nhất là những người có đóng góp, hi sinh lớn cho cộng đồng. Những hình ảnh này đã góp phần làm rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Sô-lô-khốp trong tác phẩm Số phận con người.
Câu 2.
1) Mở bài :
- Giới thiệu luận đề : “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.”
- Chuyển ý.
2) Thân bài :
a. Giải thích : thế nào là dối trá; suy thoái về đạo đức.
- Dối trá là không trung thực, không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp.
- Suy thoái về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định, là sự suy sụp và băng hoại về đạo đức. Ví dụ : sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; “khẩu phật tâm xà”; không tôn trọng luật pháp…
b. Bàn luận :
- Vì sao nói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội?
+ Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất theo ý đồ của mình (dẫn chứng).
+ Làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng (dẫn chứng).
+ Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định (dẫn chứng).
+ Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá (dẫn chứng).
- Làm thế nào để ngăn chặn thói dối trá trong xã hội :
+ Từ trong gia đình, nhà trường, xã hội phải tôn trọng mọi chuẩn mực về đạo đức đã được quy định.
+ Bản thân mỗi người phải ý thức dối trá được hôm nay không dối trá được mãi mãi.
+ Tuy nhiên đôi khi có những lời nói dối “nhân đạo”. Ví dụ : không nói với người bệnh khi họ bị bệnh nan y hoặc khi muốn dấu đi một sự thật có thể gây nguy hiểm cho người khác.
c. Mở rộng :
- Sống trung thực là biểu hiện cao đẹp nhất của người có nhân cách.
- “Vương quốc của những người nói dối rộng khắp thế gian” chúng ta cần kiên trì, bình tĩnh và có bản lĩnh khi sống chung với những người nói dối, kiên quyết đấu tranh để loại bỏ thói nói dối.
3) Kết luận :
- Khẳng định “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”.
- Nêu bài học về nhận thức và hành động của bản thân.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3.a.
Đây là phần nghị luận văn học. Thí sinh được chọn một trong hai đề. Dù làm đề nào thí sinh cũng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề. Về nội dung, thí sinh có thể triển khai vấn đề một cách đa dạng theo nhận thức của mình. Sau đây là một số gợi ý mà bài viết của thí sinh cần có :
Với câu 3a
1) Giới thiệu tác giả :
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam . Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng , những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.
2) Giới thiệu bài thơ và đoạn thơ :
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10/1954, trung ương Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch từ giã Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội. Một trang lịch sử mới của dân tộc đã mở ra. Tố Hữu là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Sự kiện lịch sử đó đã mang lại cho Tố Hữu cảm xúc để viết nên bài thơ Việt Bắc .
Đoạn thơ trong đề bài thuộc phần lời thơ của người cán bộ cách mạng về xuôi trả lời người Việt Bắc. Toàn bộ đoạn thơ thể hiện tình cảm thương nhớ của người cán bộ cách mạng đối với cảnh vật, con người, kỷ niệm ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến vừa qua.
3) Phân tích:
- Trước hết, đó là tình cảm thương nhớ đối với kỷ niệm những ngày tháng đồng cam cộng khổ (4 câu đầu).
+ Từ xưng hô “mình, ta” : thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người cán bộ cách mạng và Việt Bắc.
+ Ta đi ta nhớ, mình đây ta đó : kết cấu đối xứng thể hiện giọng thơ rắn rỏi, nói lên tình cảm gắn bó tha thiết, nhớ thương của người cán bộ đối với Việt Bắc.
+ Đắng cay, ngọt bùi : từ ngữ tương phản nói lên kỷ niệm phong phú, sâu sắc của cán bộ trong những tháng ngày gian khổ nơi Việt Bắc và với người dân Việt Bắc.
+ Chia, sẻ, đắp cùng : những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng.
- 2 câu tiếp : Trong nỗi nhớ của người cán bộ, hình ảnh người dân Việt Bắc hiện lên chân thật và đầy xúc động với hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng / địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”. Đó là người lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng, không ngại vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng nuôi quân. Hình ảnh thơ giàu sức gợi, phản ánh tình cảm sắc son của đồng bào dân tộc đối với cách mạng.
+ Nắng cháy lưng : hình ảnh hiện thực có sức gợi thời tiết khắc nghiệt, qua đó nói lên sự vất vả, gian khổ.
+ Địu con lên rẫy : lời thơ giản dị, cũng là hình ảnh hiện thực, gợi lên hoàn cảnh neo đơn của người mẹ dân tộc.
+ Từ đó tình cảm sắc son cao đẹp của người dân tộc đối với cách mạng càng hiện lên rõ nét.
- 4 câu tiếp theo : Con người và cảnh vật gắn bó với nhau. Nhớ về con người Việt Bắc, người cán bộ cách mạng lại nhớ trở lại những kỷ niệm gắn bó ở Việt Bắc. Đó là kỷ niệm với những lớp học bình dân học vụ (lớp học i tờ), những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng, những ngày tháng công tác ở cơ quan, gian nan nhưng lạc quan, đầy ắp yêu thương với tiếng hát , tiếng ca vang dội cả núi rừng.
+ Đồng khuya đuốc sáng : lời thơ gợi lên hình ảnh những đêm liên hoan văn nghệ, vui vẻ tưng bừng nơi rừng núi.
+ Ca vang núi đèo : lời thơ mang tính chất ẩn dụ, phản ánh tinh thần lạc quan, tình cảm đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và người dân Việt Bắc.
- 2 câu cuối : cảnh vật Việt Bắc với nét gợi cảm trong buổi chiều và đêm tối, hiện lên sống động, tha thiết trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi.
+ Từ nghi vấn “sao” kết hợp với “nhớ” làm cho giọng thơ trở nên tha thiết, phù hợp với tâm trạng của người cán bộ cách mạng về xuôi.
+ Rừng chiều, suối xa : hình ảnh thơ gợi lên khung cảnh trữ tình, gợi cảm của núi rừng Việt Bắc.
+ Cảnh vật được mô tả với chi tiết về âm thanh (tiếng mỏ, chày đêm nện cối) thể hiện khung cảnh đặc trưng của núi rừng. Am thanh vang vọng gợi tới những ký ức xa xôi nhưng tha thiết và đầy ám ảnh trong tâm tư của những kẻ chia li.
- Xuyên suốt phần thơ là sự hiện diện của điệp từ “nhớ” được sử dụng 5 lần, trong đó 3 lần được kết hợp với từ “sao” đã tạo nên giọng thơ đầy ắp cảm xúc, đầy ắp nhớ thương ở người cán bộ ra đi.
4) Đánh giá :
- Về nội dung : cả phần thơ là một khúc tình ca tha thiết thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người Việt Bắc. Nó có cội nguồn sâu xa từ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. Phần thơ khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu : Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, anh hùng, bất khuất, nhân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.
- Về nghệ thuật :
+ Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại đối đáp với nhau. Nhưng ở đây, cấu tứ đó được thể hiện một cách gián tiếp qua việc sử dụng từ “mình, ta” trong lời của người cán bộ cách mạng.
+ Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp điệu uyển chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.
+ Về ngôn ngữ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa.
5) Tổng kết : Đây chỉ là một đoạn thơ 12 câu trong tổng số 150 câu của bài thơ nhưng những thành công của nó về nội dung và nghệ thuật có thể xem là tiêu biểu cho giá trị của cả bài thơ. Mỗi câu thơ, lời thơ của đoạn thơ này một khi đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc sẽ tạo nên được những rung động, những nghĩ suy để nhớ mãi lời nhắn nhủ về ân tình thủy chung, đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và nhân dân như ý nghĩa sâu xa của thông điệp mà Tố Hữu muốn nhắn gửi trong bài thơ này.
Câu 3.b. (Không bắt buộc, nhưng thí sinh cũng nên nêu khái niệm về thể loại Tùy bút: là thể thể loại văn học trung gian giữa tự sự và trữ tình)
A. SÔNG ĐÀ HUNG BẠO, HIỂM ÁC (Vẻ đẹp kì vĩ và dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc)
1. Sông Đà hung bạo
- Nét dữ dội đầu tiên của con sông là những thác nước gầm réo muôn đời:
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
- Con sông chợt trở nên hung bạo hơn khi sóng nước reo hò làm thanh viện cho đá, mặt nước hò la vang dậy quanh mình ùa vào mà bẻ gãy cán chèo (...). Có lúc chúng đội cả thuyền lên.
2. Sông Đà hiểm ác
- Có những quãng sông đầy thác ghềnh, lòng sông như bày một thạch trận chực nuốt chìm những con thuyền non tay lái:
Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng, đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông, đòi ăn chết cái thuyền.
- Phép nhân hóa được tận dụng để tả thạch trận mà khúc sông đã bày ra theo một chiến thuật hiểm ác:
Vòng đầu vừa rồi nói mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh này nằm nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn.
Bên cạnh hình ảnh hung bạo, hiểm ác là hình ảnh con sông Đà hiền hòa, thơ mộng, hai bờ sông tràn đầy cảnh sắc tươi vui.
B. SÔNG ĐÀ THƠ MỘNG, HIỀN HÒA
1. Con sông thơ mộng được mô tả từ trên cao: Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc...
Nước sông đổi thay tùy mùa tiết: Mùa xuân dòng xanh như ngọc bích... Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ...
2. Con sông hiền hòa
- Có những quãng ven sông lặng tờ: Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi và bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
- Nét hiền hòa ấy làm cho cảnh vật trở nên gợi cảm, làm cho khách trên đò chợt mơ màng như nghe tiếng con hươu đang thủ thỉ: "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương (...) của một chuyến xe lửa đầu tiên" trong tưởng tượng của tác giả.
- Biện pháp nhân hóa và ẩn dụ được vận dụng: Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải...
3. Hai bờ sông Đà tràn ngập cảnh sắc tươi vui của một cuộc sống mới đang bắt đầu, nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa (...) một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm (...), đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.
Nhìn chung, cái đẹp của sông Đà có khi do những nét hùng tráng, dữ dội, có khi từ những dáng nét, thanh sắc êm dịu, mượt mà được thể hiện bằng một phong cách độc đáo, tài hoa với những hình ảnh chọn lọc, từng ngôn từ chuẩn mực, tài hoa, câu, đoạn văn giàu tính nhạc.
C. Cái tôi trữ tình của tác giả.
- Giọng điệu trữ tình tha thiết qua những câu văn bộc lộ tình yêu tha thiết về quê hương dắt nước: Chao ôi, trong con sông….; Chao ôi, thấy thèm được giật mình…
- Nhìn sông Đà như một cố nhân
III. KẾT LUẬN
- Nguyễn Tuân nhìn thiên nhiên và con người trong hòan cảnh khắc nghiệt, đồng thời cảm nhận thiên nhiên và con người ở cả phương diện thẩm mĩ, tài hoa.
- Hình tượng hóa quê hương, đất nước sau khi hòa bình lập lại qua hình ảnh con sông đầy sức sống.
Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà chính là áng thơ trữ tình bằng văn xuôi ca ngợi tổ quốc giàu đẹp, thể hiện niềm tin yêu cuộc sống mới đang diễn ra trên đất nước ta.
Cao Thị Đan Thanh
(Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn - TP.HCM)
Tổng đài Tư Vấn Tâm Lý Sức Khỏe Mùa Thi-19006690