thaloga
06-03-2013, 10:42 AM
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, động đất kích thích diễn ra thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ địa chất khu vực thủy điện Sông Tranh 2 như trượt lở đất, nứt sụt đất, lũ quét.
>>> Khảo sát đặt trạm quan trắc động đất ở Quảng Nam (http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/38894_Khao-sat-dat-tram-quan-trac-dong-dat-o-Quang-Nam.aspx)
Chiều 7/5, Giáo sư Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu đã công bố kết quả nghiên cứu hiểm họa tai biến địa chất tại công trình thủy điện Sông Tranh 2, trong hội thảo phát triển thủy điện bền vững diễn ra ở Quảng Nam.
Thống kê của Viện Vật lý Địa cầu, từ cuối năm 2010 đến nay, mạng lưới trạm quan trắc tại Huế và Bình Định đã ghi nhận 10 trận động đất kích thích xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Giáo sư Triều cho rằng, động đất chỉ xuất hiện sau khi thủy điện tích nước.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/052012/08/thuydiensongtranh.jpg
GS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý Địa Cầu trình bày kết quả nghiên cứu
tai biến địa chất ở công trình thủy điện Sông Tranh 2 chiều 7/5. (Ảnh: Trí Tín)
Theo đó, động đất ở khu vực Sông Tranh 2 là loại động đất kích thích phản ứng nhanh ở độ sâu chấn tiêu nông (dưới 10km). Khu vực này có thể xảy ra động đất mạnh nhất đạt xấp xỉ 5,5 đến 6,1 độ Ritcher. Theo Giáo sư Triều, nếu một trận động đất mạnh xảy ra trong lòng hồ thì nguy cơ tạo nên cột sóng lớn tác động trực tiếp vào thân đập rất nguy hiểm.
"Động đất kích thích diễn ra thường xuyên có thể gây biến đổi môi trường của đới đứt gãy đã có trước, làm tăng nguy cơ hoạt động của các tai biến địa chất khác như trượt lở đất, nứt sụt đất, lũ quét", Giáo sư Triều nói.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/052012/08/thuydiensongtranh1.jpg
Điểm sụt lún, sạt đất ở vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2- một minh chứng rõ ràng của tai
biến địa chất động đất kích thích tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2. (Ảnh: Trí Tín)
Giáo sư Triều kiến nghị lập ngay mạng trạm địa chấn cố định xung quanh khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 để có thể theo dõi được các trận động đất từ 1 độ Ritcher trở lên. Hạn chế tối đa sự biến động nhanh của mực nước hồ. Xây dựng hệ thống theo dõi, cảnh báo và nâng cao nhận thức cộng đồng để kịp thời ứng phó với các tai biến địa chất xảy ra.
Tháng 3 vừa qua, hiện tượng rò nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2 đã gây lo lắng cho hàng nghìn hộ dân ở Quảng Nam và sự quan ngại của nhiều nhà khoa học. Tỉnh Quảng Nam đã lên phương án rà soát các công trình đập thủy điện trên địa bàn để đảm bảo an toàn.
http://pixel.quantserve.com/pixel/p-89EKCgBk8MZdE.gif
Theo khoahoc.com.vn
>>> Khảo sát đặt trạm quan trắc động đất ở Quảng Nam (http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/38894_Khao-sat-dat-tram-quan-trac-dong-dat-o-Quang-Nam.aspx)
Chiều 7/5, Giáo sư Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu đã công bố kết quả nghiên cứu hiểm họa tai biến địa chất tại công trình thủy điện Sông Tranh 2, trong hội thảo phát triển thủy điện bền vững diễn ra ở Quảng Nam.
Thống kê của Viện Vật lý Địa cầu, từ cuối năm 2010 đến nay, mạng lưới trạm quan trắc tại Huế và Bình Định đã ghi nhận 10 trận động đất kích thích xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Giáo sư Triều cho rằng, động đất chỉ xuất hiện sau khi thủy điện tích nước.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/052012/08/thuydiensongtranh.jpg
GS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý Địa Cầu trình bày kết quả nghiên cứu
tai biến địa chất ở công trình thủy điện Sông Tranh 2 chiều 7/5. (Ảnh: Trí Tín)
Theo đó, động đất ở khu vực Sông Tranh 2 là loại động đất kích thích phản ứng nhanh ở độ sâu chấn tiêu nông (dưới 10km). Khu vực này có thể xảy ra động đất mạnh nhất đạt xấp xỉ 5,5 đến 6,1 độ Ritcher. Theo Giáo sư Triều, nếu một trận động đất mạnh xảy ra trong lòng hồ thì nguy cơ tạo nên cột sóng lớn tác động trực tiếp vào thân đập rất nguy hiểm.
"Động đất kích thích diễn ra thường xuyên có thể gây biến đổi môi trường của đới đứt gãy đã có trước, làm tăng nguy cơ hoạt động của các tai biến địa chất khác như trượt lở đất, nứt sụt đất, lũ quét", Giáo sư Triều nói.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/052012/08/thuydiensongtranh1.jpg
Điểm sụt lún, sạt đất ở vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2- một minh chứng rõ ràng của tai
biến địa chất động đất kích thích tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2. (Ảnh: Trí Tín)
Giáo sư Triều kiến nghị lập ngay mạng trạm địa chấn cố định xung quanh khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 để có thể theo dõi được các trận động đất từ 1 độ Ritcher trở lên. Hạn chế tối đa sự biến động nhanh của mực nước hồ. Xây dựng hệ thống theo dõi, cảnh báo và nâng cao nhận thức cộng đồng để kịp thời ứng phó với các tai biến địa chất xảy ra.
Tháng 3 vừa qua, hiện tượng rò nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2 đã gây lo lắng cho hàng nghìn hộ dân ở Quảng Nam và sự quan ngại của nhiều nhà khoa học. Tỉnh Quảng Nam đã lên phương án rà soát các công trình đập thủy điện trên địa bàn để đảm bảo an toàn.
http://pixel.quantserve.com/pixel/p-89EKCgBk8MZdE.gif
Theo khoahoc.com.vn